Máy rửa bát hiện là một trong những thiết bị cần thiết để duy trì chức năng trong căn bếp của mỗi gia đình hiện đại. Gia đình bạn đang có nhu cầu sắm cho không gian nhà bếp một máy rứa bát mới, đang phân vân không biết liệu máy rửa bát có tích hợp được với tủ bếp nhà mình không? hay cần phải sửa tủ bếp để lắp máy rửa bát bởi trước đây không có dự liệu cho việc này. Hà Nội Home Fix đã tìm hiểu kỹ về vấn đề này và đã cho ra phương pháp sửa tủ bếp để lắp máy rửa bát nhanh gọn, đẹp phù hợp với mọi không gian nhà bếp.
Xem thêm: Cách Reset máy giặt Sanyo
Mục lục bài viết
Vì sao cần sửa tủ bếp để lắp máy rửa bát?
Công nghệ hiện nay ngày càng phát triển, có khá nhiều máy rửa bát tích hợp không cần tủ. Nhưng nếu tủ bếp hiện nay của gia đình bạn không đủ không gian để đặt thì gia đình bạn cần phải sửa tủ bếp để lắp máy rửa bát phù hợp với không gian sử dụng. Đây là một công việc đòi hỏi độ khó kỹ thuật cao, vậy nên cần cân nhắc thuê một trung tam sửa chữa tủ bếp uy tín để họ thi công.
Việc lắp máy rửa bát vào tủ bếp có sẵn tuy nghe đơn giản về mặt lý thuyết, nhưng việc thực thi công việc cần phải có sự hiểu biết nhất định về hệ thống đường ống nước, tiếp đến là các vấn đề an toàn điện. Đặc biệt, nếu bố trí lắp đặt máy rửa bát ngay dưới bếp từ thì việc đảm báo sự an toàn cần phải thực sự được quan tâm.
Khi sửa tủ bếp để lắp máy rửa bát cần phải có một vị trí, một khe hở để có thể lắp đặt máy rửa bát với đủ không gian, kích thước của thiết bị và có thể tiếp cận đường ốn dẫn nước của nhà bếp. Ngoài ra, điều quan trọng nhất là cần phải lắp đặt máy rửa bát ở nơi có tủ ở mỗi bên để hỗ trợ cấu trúc.
Lưu ý khi sửa tủ bếp lắp máy rửa bát phù hợp với không gian bếp:
Chọn vị trí lắp đặt máy rửa bát:
Mỗi không gian nhà bếp đều có các diện tích và hình dáng khác nhau, nên cách bố trí bếp cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, dù khác nhau về cách bố trí các thiết bị bếp, vật dụng đồ gia dụng trong không gian nhà bếp đều có quy tắc riêng trong bố trí để tăng hiệu quả sử dụng và thuận tiện hơn cho người sử dụng.
Vị trí lắp đặt máy rửa bát lý tưởng nhất là gia chủ nên đặt ở một nới giúp cho việc rửa chén và dỡ bát chén ra một cách thuận tiện và nhanh gọn nhất. Khi sử dụng nó cũng không ảnh hưởng tới việc di chuyển hay sử dụng tới các thiết bị khác trong khu vực bếp.
Chọn bên đặt máy rửa bát:
Trong trường hợp bạn quyết định đặt máy rửa bát ở một bên cạnh bồn rửa của bạn, thì việc cân nhắc tiếp theo sẽ là nên đặt nó ở bên trái hay bên phải. Thực tế không có câu trả lời nào là đúng cho câu hỏi này, bởi một người thuận tay phải thường cầm đĩa ở bên trái và sử dụng tay phải để cạo hoặc rửa chén đĩa, do đó giúp cho quá trình dưa bát đĩa vào máy rửa chén được đặt ở bên trái bồn rửa là thuận tiện nhất. Điều đó cũng áp dụng ngược lại cho một người thuận tay trái.
Bố trí máy rửa bát gần với ngăn kéo:
Nên đảm bảo các ngăn kéo hoặc tủ đựng đồ khô nơi lưu trữ đồ, ly và bát đĩa gần với máy rửa bát chén của gia đình bạn. Bởi thiết bị này mang tính sử dụng thực tế, là vật dụng cần thiết kế trong nhà bếp sao cho thuận tiện với người dùng, có thể rửa chén bát xong rồi cất ngăn nắp trong tủ kéo đựng đồ.
Vị trí của tất cả các thiết bị nhà bếp bên trong liên quan đến với nhau và lưu trữ trong nhà bếp của gia đình bạn, đóng một vai trò quan trọng trong việc biến nó thành một nơi thuận tiện để làm việc.
Cách sửa tủ bếp để lắp máy rửa bát ngay tại nhà:
Các bước sửa tủ bếp dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách lắp đặt chi tiết nhất. Tất cả các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị khoang tủ chứa máy rửa bát và nguồn cấp điện nước
B1: Cần tính toán không gian của tủ. Máy rửa bát âm tủ được thiết kế số đo chuẩn với số đo của Mỹ với chiệu rộng là 61 cm và nên đặt ngay gần bên cạnh bồn rửa. Bạn hãy đảm bảo rằng nơi bạn tính lắp đặt máy rửa bát sao cho phù hợp với các thông số của máy rửa bát. Nếu không, thì rất dễ mất thêm một khoản chi phí để điều chỉnh và bố trí lại tủ bếp.
B2: Nếu cần thiết, bạn hãy khoan thêm lỗ phía bên tủ gần với bồn rửa. Nếu gia đình bạn chưa từng sử dụng tới máy rửa bát, thì bạn cần phải khoan thêm 3 lỗ vừa đủ để luồn nguồn dây điện, ống dẫn nước vào bên trong ống thoát nước. Nếu bạn đã từng lắp máy rửa bát rồi, thì hoàn toàn có thể tìm thấy 3 cái lỗ này và sử dụng lại vị trí cũ.
B3: Bạn cần đảmbảo ngắt nguồn điện nơi lắp máy rửa bát. Nếu trong quá trình thay và lắp máy rửa bát mới, thì hãy kiểm tra bảng điều khiển điện để đảm bảo áp nguồn đã được tắt. Đa số các bảng điều khiển nguồn điện hiện đại, chỉ cần tắt công tắc tương ứng để tắt nguồn điện là xong.
Lưu ý: trừ khi bạn có thể đảm bảo được tự mình lắp đặt máy rửa bát, nếu không chắc chắn thì hãy liên hệ tới bộ phận lắp đặt của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng.
B4: Thiết lập chu trình lắp đặt dựa vào vị trí của các dây nối ở trên máy rửa bát. Hiện nay, có nhiều loại máy rửa bát, đặc biệt là các mẫu thế hệ mới, thiết kế nguồn nối điện, cấp và thoát nước đều nằm ở phía dưới và ở trước của máy rửa bát. Ở một số loại máy rửa bát khác, thiết kế chúng đều ở phía sau. Bạn cần đọc hướng dẫn sử dụng để xác định máy rửa bát của bạn là loại nào, bởi vì nó sẽ ảnh hưởng tới việc lắp đặt sau này.
Với loại máy có thiết kế dây nối ở đằng trước, bạn sẽ cần phải đặt máy vào đúng vị trí rồi mới tiến hành nối dây. Với kiểu thiết kế dây nối ở đằng sau thì cần phải kết nối trước rồi mới đặt máy vào vị trí.
Bước 2: Tiến hành kết nối dây với bồn rửa
B1: Bạn cần ngắt dây cấp nước nóng. Máy rửa bát thường được nối với đường dây dẫn nước nóng ở bên dưới bồn rửa bát. Tiến hành vặn van ngắt theo chiều kim đồng hồ, sau đó tiến hành mở vòi để xả hết nước thừa.
Một số mẫu máy có thể nối với dây nước lạnh, tuy nhiên dây nước nóng vẫn là một sự lựa chọn tốt hơn.
B2: Kết nối dây cấp nước của máy rửa bát với đường dây nước nóng. Trong trường hợp bạn đã từng lắp máy rửa bát với dây dẫn ở phía trước, thì chắc chắn sẽ có một van ở 2 đầu ra nối với đường nước nóng ở dưới bồn rửa. Một đầu nối với vòi nước, còn một đầu nối với dây dẫn máy rửa bát. Bạn quấn băng Teflon theo chiều của kim đồng hồ quanh các ren của ổ nối. Sau đó, bạn hãy sử dụng tay vặn chặt dây cáp vào ổ ren rồi sử dụng cờ lê để vặn chặt dây thêm 1/4 hoặc 1/2 vòng nữa.
- Nếu không có sẵn van đầu ra kép, thì bạn cần phải lắp thêm vào. Ngắt đường dây cấp nước tới vòi rửa. Sau đó, bạn gắn van đầu ra kép vào cả đường nước nóng lẫn đường dây nối với vòi rửa. Tiếp đó, bạn làm theo tương tự như trên.
- Chưa cần nối đầu ra còn lại với đường cấp nước của máy rửa bát ngay.
B3: (trong trường hợp chưa có) Bạn láp khớp lồng ống của máy rửa bát vào ống thoát nước của bồn rửa chén. Nếu bạn đã từng nối với máy rửa bát cũ hoặc bồn rửa nhà của bạn được thiết kế để lắp đặt máy rửa bát thì chắn chắn nó đã có sẵn cái khớp lồng ống rồi. Đó là một đoạn ống ngắn nhỏ hơn đường kính của ống thoát nước và nhô ra nó. Nếu không có sẵn, thì bạn cần phải lắp thêm vào.
- Để lắp thêm khớp lồng ống, bạn hãy nới lỏng và gỡ ra cái phần ống chữ U của ống thoát nước. Bạn hãy thực hiện bằng tay nếu ống này làm bằng nhựa PVC. Mua một cái ống chữ U thay thế đã tích hợp sẵn khớp lồng ống và nối vào đúng chỗ, rồi dùng tay vặn lại.
B4: Tiến hành gắn đường thoát nước của máy rửa bát vào ống nối phía dưới bồn rửa. Bạn hãy luồn chắc chắn một đầu của ống thoát vào phần khớp của lồng ống, sử dụng tua vít để vặn chặt kẹp đàn hồi ở phía cuối ống thoát nước. Điều này sẽ giúp đảm bảo ống thoát nước không bị tuột khỏi khớp lồng ống.
- Bạn chưa nối phần còn lại của ống thoát với máy rửa bát vội.
B5: Quấn ống thoát nước ở dưới bồn rửa bát để nó được nhấc lên phía trên khớp lồng ống. Bạn quấn một đoạn dây đai cố định quanh ống thoát. Rồi sau đó bạn hãy cố định nó ở đầu tủ dưới bồn rửa bằng vít hoặc đinh. Với cách này, ống nước tạo thành hình vòng cung úp ngược và kết nối với khớp lồng ống, ngăn nước chảy ngược vào máy rửa bát rất hiệu quả.
- Ngoài ra, ở mỗi nơi sẽ có thiết kế xây dựng khác nhau. Một số nới có thể yêu cầu phải có khe hở không khí để ngăn nước không bị chảy ngược lên. Đây là một quy trình phức tạp nên tốt nhất bạn nhờ đội thợ chuyên nghiệp làm giúp.
Bước 3: Đặt máy rửa bát vào vị trí lắp đặt
B1: Đầu tiên hãy cố định dây nối dưới máy
Đối với loại máy rửa bát có dây nối ở đằng trước, bạn hãy để ống nước vào. Đưa ống thoát, dây điện dọc sàn nhà và khoang tủ từ phía sau máy ra phía trước, để chính giữa ở bên dưới máy rửa bát. Đảm bảo mỗi ống chạy dài không quá 15cm so với mặt trước của máy rửa bát. Sau đó bạn sử dụng băng dính để cố định chúng ở dưới sàn nhà nơi mà máy rửa bát sẽ được đặt vào.
Đối với loại máy rửa bát có dây nối ở đằng sau, không cố định các ống nước xuống sàn. Thay vào đó, bạn hãy đảm bảo mỗi ống đều có đủ độ dài để bạn có thể buộc chúng vào phía sau của máy rửa bát trước khi bạn đặt máy rửa bát vào khoang tủ.
B2: Điều chỉnh chân máy rửa bát đến độ cao phù hợp vói bàn bếp. Máy rửa bát âm tủ được thiết kế vừa văn với khoang tủ bếp, có khoảng cách từ đáy tới mặt sàn là 88 cm theo đúng tiêu chuẩn US. Việc sử dụng các chân máy nên có thể điều chỉnh được chiều cao, tuy nhiên bạn hay chừa lại một khoảng cách nhỏ – theo khuyến nghị của người sản xuất. Nhờ đó, bạn có thể cố định được máy rửa bát vào khoang tủ bên dưới.
- Bạn vặn chân máy theo ngược chiều của kim đồng hồ để tăng chiều cao và xuôi chiều giảm.
- Ở Mỹ, chiều cao của tủ bếp dưới thường được tiêu chuẩn hóa là 88cm, do đó mặt bàn bếp sẽ cách sản khoảng 91cm.
B3: Đẩy máy rửa bát vào tủ và tùy chỉnh lại chiều cao, vị trí
Bạn di chuyển máy rửa bát vào khoang tủ cho tới khi mặt trước của máy rửa bát khi với mặt trước của bếp tủ. Khi đã đúng vị trí, bạn hãy kiểm tra xem máy có ngang bằng với mặt dưới của bàn và ở độ cao thích hợp không. Bạn có thể sử dụng mũi chân để điều chỉnh nhẹ nhà nếu cần thiết.
Bước 4: Hoàn tất nối dây và lắp đặt
B1: Bạn kết nối ống dẫn nước vào máy rửa bát. Bạn cần đọc hướng dẫn sử dụng để xác định vị trí móc cấp nước ở bên dưới trước thiết bị. Bạn quấn băng keo Teflon xung quanh đầu nối vào nước, sau đó xiết chặt khớp nối chũ U với đầu ống bằng tay. Tiếp đến, bạn hãy văn thêm 1/4 vòng nữa bằng cờ lê. Bạn quấn băng dính vào thật chặt mối nối ở giữa khớp nối chữ U và đường cấp nước theo cùng một kiểu.
Khớp nối chữ U ngăn ống dẫn nước khỏi bị nhô ra bên ngoài từ mặt trước của máy rửa bát. Ở đây, bạn có thể mua một cái kèm theo máy rửa bát của mình hoặc cần mua một cái từ cửa hàng cung cấp đồ gia dụng.
Việc lắp đặt cũng tương tự với máy rửa bát gấn dây nối ở phía sau, chỉ khác ở vị trí lắp.
B2: Tiến hành cố định đường thoát nước vào thiết bị bằng kẹp ống.
Xác định vị trí cuống móc thích họp cho đường thoát nước, rồi sau đó hãy ấn ống mềm lên trên cuống móc. Bạn sử dụng tua vít để vặn vít và siết chặt kẹp ống ở cuối ống thoát nước là được.
Quá trình này giống nhau đối với máy rửa bát có móc nối phía trước và phía sau
B3: Kết nối dây điện với bộ rửa bát chén. Kiểm tra lại một lần nữa xem đã tắt nguồn đường dây điện chưa, sau đó bạn nối dây vào hộp điện đã dán nhãn trong máy rửa bát.
Một lần nữa, quy trình này giống nhau với các máy có móc nối ở phía trước và máy có móc nối phía sau. Vậy nên hãy kiểm tra hướn dẫn sử dụng nếu bạn cần trợ giúp để xác định vị tí hộp điện.
Ở một số máy rửa bát có thể được thiết lập để bạn chỉ cần kẹp dây vào bến trong đường dây vào đúng vị trí. Nếu không được, hãy làm như sau:
- Bạn gắn dây đen (dây nóng) vào dây đen bên trong hộp bằng cách xoắn chúng lại với nhau bằng đai ốc dây điện.
- Cố định dây trắng (dây trung tính) vào dây trắng ở trong hộp bằng đầu nối.
- Quấn chặt dây nối đất (dây có màu xanh lá) xung quanh vít tiếp đất trong hộp điện, sau đó hãy vặn chặt vit trên phần dây đã quấn.
Nhét các kết nối an toàn vào hộp điện máy rửa bát và đóng lại. Nó có thể có vít để giữ nó được đóng chắc chắn.
B4: Có định may rửa bát vào bên trong tủ bằng các kẹp được cung cấp. Kiểm tra lại lần cuối cùng xem thiết bị còn bị kênh hay không và ở đúng vị trí của nó chưa, sau đó bạn hãy gắn các giá đỡ ở đầu máy rửa bát vào mặt dưới của mặt bếp. Đánh dấu các điểm khoan trước các lỗ vít vào mặt dưới của bàn và sử dụng tua vít để vặn các vít vào đúng vị trí.
Xem thêm: Bếp từ AEG có tốt không?