Cách sửa điều hòa không lạnh, không mát hiệu quả nhất

Điều hòa gia đình bạn bật lên nhưng lại không lạnh gây phiền toán, khó chịu trong những ngày hè nóng nực. Vậy đâu là nguyên nhân khiến điều hòa không lạnh? cách sửa điều hòa không lạnh như thế nào? theo dõi ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Xem thêm: Nạp Gas điều hòa bao nhiêu tiền

Nguyên nhân điều hòa không lạnh:

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến cho điều hòa gia đình bạn không làm mát được. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất:

Do lưới lọc của dàn nóng và dàn lạnh bám bụi bẩn:

Việc gia đình bạn sử dụng điều hòa lâu dài những không thường xuyên khiến lưới lọc bị bám đầy bụi bẩn, điều hòa cần phải hút gió vào và đẩy gió ra bị cản trở do bụi bẩn nhưng công suất tiêu thụ điện lại cao hơn lúc bình thường.

Dàn nóng và dàn lạnh bám bụi bẩn
Dàn nóng và dàn lạnh bám bụi bẩn

Lượng điện năng lại tiêu thụ cao hơn, gây ra nhiều tiếng ồn hơn mà lại không mang lại hiệu quả làm lạnh tốt.

Điều hòa bị hết Gas:

Việc lắp ráp không đúng tiêu chuẩn cũng khiến cho đường ống dẫn Gas bị rò rỉ hoặc cũng do gia đình bạn sử dụng lâu dài mà không nạp Gas làm lượng Gas không đủ làm lạnh không khí.

Điều hòa bị hết Gas
Điều hòa bị hết Gas

Khi máy lạnh hết Gas thường sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện tuyết bám trên van ống nhỏ của dàn lạnh
  • Dòng điện hoạt động thấp hơn so với định mức ghi trên máy
  • Dòng sản phẩm điều hòa đời mới thường sẽ tự động tắt máy sau 10 – 15p và sẽ báo lỗi.

Do máy nén bị hỏng:

Máy nén là một thiết bị quan trọng đối với máy lạnh, nên khi máy nén bị hỏng điều hòa sẽ không làm mát được. Cũng có khá nhiều nguyên nhân gây hỏng máy nén như: mất nguồn cấp, lỗi mạch điều khiển,…

Do hỏng tụ điện, bảng mạch:

Khi tụ điện, bảng mạch bị hỏng sẽ khiến cho máy lạnh biến thành một chiếc quạt gió thông thường, không thể làm mát.

Do điện sử dụng quá tải:

Vào những ngày hè nóng nực, nhu cầu sử dụng điện của mỗi hộ gia đình ngày càng tăng cao gây ra hiện tượng quá tải ở nhiều khu vực. Khi nguồn điện yếu, không ổn định sẽ khiến máy nén bị nóng lên, khả năng làm lạnh kém đi hoặc bị dừng hoạt động.

Có thể do bạn đặt sai chế độ làm mát:

Có thể do bạn đặt sai chế độ làm mát cũng là một trong những nguyên nhân khiến máy điều hòa của bạn không mát. Điều này có thể xuất phát từ việc bạn bấm nhầm nút chức năng sưởi, làm ấm, quạt,…

Do Block của máy không hoạt động:

Bộ phận Block của máy lạnh không chạy cũng dẫn tới việc máy lạnh không thể làm mát được.

Máy lạnh bị chảy nước:

Máy lạnh có chức năng loại bỏ độ ẩm không khí. Lúc này, nước sẽ chảy ra đường ống thoát nước. Sau một thời gian, rêu phong ẩm mốc có thể sinh sôi ở đây làm cho đường ống bị tắc nghẽn.

Máy lạnh bị chảy nước
Máy lạnh bị chảy nước

Đây cũng là nguyên nhân khiến cho máy lạnh bị chảy nước và không làm mát được.

Do lắp đặt không đúng vị trí:

Bên cạnh việc lắp đặt theo yếu tố thẩm mỹ, phong thủy, thì gia chủ cũng cần phải xem xét xem vị trí để đặt máy lạnh sao cho máy hoạt động tối đa và hiệu quả nhất để tránh gặp phải tình trạng máy lạnh không thể làm lạnh hết trong phòng.

Ngoài ra, còn có khá nhiều nguyên nhân khác khiến cho điều hòa không thể làm mát. Dưới đây là một số Cách sửa điều hòa không lạnh, làm mát yếu.

Cách sửa điều hòa không lạnh, làm mát yếu:

Vệ sinh lưới lọc thường xuyên:

Vệ sinh lưới lọc thường xuyên
Vệ sinh lưới lọc thường xuyên

Với nguyên nhân do lưới lọc của dàn nóng và dàn lạnh bám bụi bẩn, bạn nên vệ sinh lưới lọc thường xuyên hơn khoảng 1 tháng/1 lần tùy vào mức độ sử dụng. Đối với những gia đình sinh sống ở miền Bắc, nên tổng vệ sinh máy trước khi bước vào mùa hạ để máy lạnh có thể hoạt động hiệu quả làm mát tốt hơn.

Nạp Gas cho điều hòa:

Đối với trường hợp máy điều họa bị hết Gas thì chúng tôi khuyên bạn nên liện hệ tới trung tâm sửa chữa điều hòa để được nạp bổ sung Gas vào máy điều hòa của mình.

Kiểm tra máy nén bị hỏng:

Bạn nên kiểm tra xem máy nén có bị hỏng hay không. Có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng máy nén bị hỏng có thể là do: mất nguồn cấp, lỗi mạch điều khiển,…

Kiểm tra máy nén bị hỏng
Kiểm tra máy nén bị hỏng

Bộ phận máy nén này đòi hỏi cần sự trợ giúp từ thợ sửa chuyên nghiệp, nên bạn cần liên hệ tới đơn vị sửa điều hòa để kịp thời kiểm tra và khắc phục, tránh trường hợp tự ý khắc phục thay mới toàn bộ gây lãng phí.

Kiểm tra thay mới tụ điện, bảng mạch bị hỏng:

Trong trường họp tụ điện, bảng mạch bị hỏng, bạn hãy liên hệ ngay với trung tâm bảo trì để được thay mới tụ điện, bảng mạch cho máy điều hòa. Để giảm thiểu sự cố hỏng hóc tụ điện bạn nên duy trì máy lạnh ở mức nhiệt từ 25 – 27 độ C.

Nên vệ sinh bảng mạch thường xuyên, ngăn chặn kịp thời côn trùng, nhện làm tổ gây ra chập cháy bảng mạch. Trong quá trình vệ sinh, cần ngắt nguồn để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Lắp thêm bộ ổn áp dòng điện:

Lắp thêm bộ ổn áp dòng điện
Lắp thêm bộ ổn áp dòng điện

Trường hợp nguồn điều yếu, không ổn định điện cũng khiến cho máy bị nóng lên, khả năng làm lạnh kém. Nên chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng thêm một bộ ổn áp để ổn định nguồn điện, đảm bảo cho máy lạnh luôn hoạt động tốt, đáp ứng được kịp thời nhu cầu giải nhiệt của gia đình.

Khắc phục lỗi máy lạnh bị chảy nước:

Với trường hợp nay, bạn nên tìm tới trung tâm bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa để có thể khắc phục, vệ sinh hoặc thay mới ống thoát nước.

Sửa lỗi block máy lạnh không chạy:

Để khắc phục sự cố block không chạy, trước tiên bạn cần phải tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Trong trường hợp do cháy cuộn dây động cơ thì bạn cần phải thay thế, bởi sửa chữa thì chỉ được một thời gian ngắn.

Lắp đặt máy lạnh ở vị trí phù hợp:

Bạn nên lắp đặt máy điều hòa ở những góc tường mát để nhiệt động trong phòng giảm nhanh rồi mới từ từ làm mát những bức tường xung quanh. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, không nên kéo hệ thống dẫn giữa dàn nóng và dàn lành quá dài, bởi vì như vậy hệ thống sẽ không hoạt động được tối ưu.

Xem thêm: Máy giặt LG báo lỗi AE nguyên nhân và cách sửa hiệu quả nhất

Leave a Reply

Your email address will not be published.

DMCA.com Protection Status